Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Thua Thien- Hue Mien ve tham quan di tich 3 ngay Tet Nguyen dan

oto | muaban24.vn | muaban24.vn | xvideos | netcut 3.0 | standard vga graphics adapter |

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa thông báo sẽ miễn vé vào cửa các điểm di tích trong 3 ngày 23, 24 và 25/1, tức từ mồng 1-3 Tết Nhâm Thìn 2012 cho người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài (trừ các tour du lịch là người nước ngoài).

Thua Thien- Hue: Mien ve tham quan di tich 3 ngay Tet Nguyen dan

CôngThương - Ngoài việc mở cửa miễn phí trong 3 ngày Tết cổ truyền dân tộc, tại quảng trường Ngọ Môn trước Đại nội Huế, còn là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ và các trò chơi dân gian khác để thu hút người dân trong vùng và du khách đến tham quan.

Được biết, chỉ tính trong 2 ngày đầu năm mới (dương lịch) là 1 và 2/1, mặc dù thời tiết mưa phùn và giá lạnh, nhưng các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đã đón hơn 5.000 lượt du khách đến tham quan trong đó, có hơn 3.200 lượt khách nước ngoài.


Theo www.baomoi.com

Ky la hang dong co 40 bia da co khac vao vach da

may chu dien toan dam may | tải office 2007 miễn phí | tai phan mem microsoft office 2007 | download unikey | video converter | download winrar |

(VTC News) - Người thợ phải dựng giàn giáo, rồi mất cả tháng trời ngửa cổ mài dũa, đục khắc, hít bụi mới có thể hoàn thiện được một tấm bia cỡ nhỏ.


Những ngày đầu năm người tứ phương nườm nượp đi lễ Đền Cao trên đỉnh An Phụ (Kinh Môn, Hải Dương). Đứng trên đỉnh An Phụ, nhìn về phía Đông Bắc, dãy Dương Nham trồi lên giữa vùng đồng trũng mênh mang sóng nước. Dòng Kinh Thầy uốn lượn quanh co sát chân núi khiến cảnh vật càng thêm hữu tình.

Ông thủ từ Đền Cao chỉ tay về dãy Dương Nham bảo, trong lòng dãy núi ấy có một động đá khắc hàng chục tấm bia đã mấy trăm năm tuổi. Hang núi kỳ lạ ít ai biết đến ấy đã thôi thúc tôi đến tìm hiểu.

Động Kính Chủ.

Làng Kính Chủ (xã Phạm Mệnh) có nghề làm đá, tạc bia. Mới đầu năm, tiếng máy xẻ, mài đá rền rĩ, chát chúa. Nhưng khu vực hang động thì hoàn toàn yên tĩnh, trầm mặc.

Chỉ có vài cô cậu thanh niên tụ họp rủ nhau trèo lên đỉnh núi xem bàn cờ tiên, là một tảng đá phẳng. Truyền thuyết kể rằng, cảnh đẹp nơi đây hơn cả tiên giới, nên các vị tiên thường xuống đây thăm thú, chơi cờ.

Anh Nguyễn Văn Anh – cán bộ quản lý di tích động Kính Chủ nhiệt tình dẫn tôi vào động để chiêm ngưỡng những văn bia cổ, thứ mà mấy cô cậu thanh niên kia không thấy lý thú gì.

Bia tạc khắp nơi trong động.

Chuyện biến động thành chùa thì nhiều nơi có, nhưng tôi thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp của động Kính Chủ. Đứng ở cửa động nhìn về phía Nam, thấy xóm làng trù phú, cảnh đẹp như tranh vẽ.

Bên trong hang, nhũ đá thả xuống lủng liểng những hình thù đẹp mắt. Theo lời truyền của các cụ trong làng, trong hang còn có đường "lên trời" thông lên đỉnh núi và một đường "xuống âm phủ", nghe nói ra tận sông Kinh Thầy. Đường lên trời thì không trèo được, đường xuống âm phủ thì mùa này ngập nước. Người xưa xếp động Kính Chủ vào hàng "Nam thiên đệ lục động" (một trong 6 động tuyệt đẹp của nước Nam) cũng không phải quá ngoa ngoắt.

Bia nhỏ cạnh bia lớn.

Chẳng thế mà, suốt gần ngàn năm qua, hang động tuyệt đẹp này đã níu chân không biết bao nhiêu tao nhân mặc khách, để rồi những bài thơ, những áng văn tuyệt bút đã lặn vào vách đá.

Anh Nguyễn Văn Anh bắt đầu từ phía bên trái của động, lần lượt đếm từng tấm bia. Có tổng số 40 tấm bia được khắc vào lòng động.

Tấm bia đá khổng lồ.

Có tấm bia to bằng manh chiếu, 2-3 mét vuông, khắc hàng ngàn chữ, song có tấm bia bằng cuốn sách, lại có tấm chỉ to bằng bao thuốc lá, khắc được vài chữ. Có tấm bia nằm ngay sát chân động, có tấm nằm tận trên mái động. Có tấm chữ còn sắc nét, có tấm đã nhạt nhòa mờ ảo bởi thời gian phong hóa.

Mái động có chỗ cao đến cả chục mét. Để khắc được tấm bia vào mái động, với phương tiện hoàn toàn thủ công, thì người xưa phải vất vả lắm. Người thợ phải dựng giàn giáo, rồi mất cả tháng trời ngửa cổ mài dũa, đục khắc, hít bụi mới có thể hoàn thiện được một tấm bia cỡ nhỏ.

Bia bé xíu.

Ngay phía ngoài động là một tấm bia rất lớn, có lẽ đến 3 mét vuông. Mặc dù khắc trực tiếp vào vách đá, song hình dáng giống với bia bình thường ở các đình chùa. Trán bia chạm khắc lưỡng long chầu mặt nguyệt, riềm bia được trang trí các họa tiết tinh xảo.

Tấm bia này đề bài thơ của Phạm Sư Mạnh. Ngày 5-9-1368, Nhập nội hữu nạo ngôn Phạm Sư Mạnh, nhân đi duyệt binh các lộ Đông Bắc, qua dãy núi quê nhà, thấy cảnh đẹp níu lòng đã xúc động viết thành thơ đề trước cửa động.

Tấm bia có rùa cõng khắc bài thơ của Phạm Sư Mạnh.

Người thợ tài hoa của làng đã đục núi thành bia, rồi khắc trung thành nét chữ của ông, để rồi đến nay, chúng ta đọc lại thấy bồi hồi với vẻ đẹp nước non, với chiến thắng oanh liệt trước quân Nguyên Mông.

Anh Nguyễn Văn Anh bảo, hiện anh đang cố công học chữ Hán, để mỗi khi du khách nhờ vả, còn dịch được những dòng văn bia. Dù chưa học được mấy chữ, nhưng anh đọc vanh vách bài thơ của vị tướng Phạm Sư Mạnh: "Hành quân qua núi nhà/ Ngẩng đầu nhìn muôn dặm/ Chim bằng phía Nam xa/ Vầng dương Đông trước núi/ An Phụ như chạm trời/ Tượng Đầu cao ngàn dặm/ Tử tiêu mây lớp lớp/ Nhân hỏi tiên An Kỳ/ Cuồn cuộn sóng Bạch Đằng/ Tưởng như thuyền Ngô Vương/ Nhớ xưa vua Trùng Hưng/ Tài chuyển xoay trời đất/ Cửa biển ngàn chiến thuyền/ Hiệp môn vạn cờ chiến/ Trở tay định thái bình/ Ngân hà rửa tanh hôi/ Đến nay dân bốn biển/ Nhớ mãi năm bắt thù".

Tấm bia chỉ có vài chữ.

Phía vách động còn có 4 chữ "Vân Thạch thư thất" (nhà sách Vân Thạch) và 4 chữ nhỏ "Phạm Sư Mạnh thư" (Phạm Sư Mạnh viết). Theo nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, điều này chứng tỏ rằng, hang động là nơi đọc sách của Phạm Sư Mạnh, người một đời thao thức vì sự nghiệp quốc gia.

Rồi hơn một thế kỷ sau, mùa xuân năm Hồng Đức (1487), phò mã cùng vua Lê Thánh Tông đã đến thăm động Kính Chủ. Ngài đã xúc động làm bài thơ, rồi sai thợ đục bia khắc thơ tận trên mái động, lấy bút danh là Nam Thiên Động Chủ.

Bia khắc trên mái đá của vua Lê Thánh Tông.

Đến thể kỷ 16, xuất hiện liên tiếp 7 văn bia của nhà Mạc, từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Hậu Hợp. Rồi các thế kỷ sau đó, liên tiếp có văn bia đề thơ, văn của các thi sĩ, tướng quân, các bậc đế vương.

Thậm chí, đến tận thế kỷ 20, vào năm 1935, thi sĩ Trần Quốc Trinh đã khắc bài thơ của mình lên vách động bằng chữ quốc ngữ. Những vần thơ chứa chan tình cảm hoài cổ và như oán trách con người đương đại: "Kính Chủ đây rồi hỏi chủ đâu?/ Chùa trong thăm thẳm tận hang sâu/ Tiếng đàn ai trước còn như vọng/ Nét bút đề bia chửa nhạt màu/ Non nước chứa chan lòng tưởng tượng/ Cỏ hoa ngơ ngác mặt công hầu/ Mấy phen dâu bể người kim cổ/ Cảnh vật bền nguyên, dạ khác nhau".


Bài thơ cuối cùng khắc trên bia của một thi sĩ dù vô danh trong lịch sử, song phải công nhận đó là bài thơ hay, mang tình cảm tha thiết với non sông, đất nước. Từ đó đến nay, các tao nhân mặc khách đến đây cũng xúc cảm đề thơ, nhưng chưa ai được thợ trong làng khắc vào vách đá.

Đi hết một vòng hang, chiêm ngưỡng từng tấm bia, tôi chợt sững người trước một tấm bia vừa được đục ngay mặt ngoài, vách phải của động. Thật đau lòng, khi tấm bia đó không phải đề thơ, hay tuyệt bút bày tỏ nỗi lòng với thế sự, ca ngợi cảnh đẹp non sông đất nước, mà khắc tên cá nhân và doanh nghiệp công đức cho chùa! Đau lòng hơn nữa là tấm bia với vết khắc còn mới ấy lại xẻo mất một góc của tấm bia cũ.

Tấm bia phản cảm vừa được khắc vào vách động.

Việc công đức cho chùa là điều đáng trân trọng, nhưng đề tên tuổi, địa chỉ cùng chút tiền ấy lên vách núi, cạnh những tấm bia ghi bút tích của danh nhân đất nước, thậm chí đè lên cả văn bia cổ, thì thật thiếu văn hóa.

Tôi cảm thấy khó chịu với tấm bia mới tinh khắc vào vách núi đó, còn anh Nguyễn Văn Anh thì cứ luống ca luống cuống. Bản thân anh là cán bộ quản lý di tích, nhưng anh cũng không biết người ta vác máy vào động đục núi làm tấm bia thiếu ý thức kia từ lúc nào.

Động Kính Chủ này đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ ngay đợt đầu (28-4-1962), nên không phải ai cũng có thể đục đẽo vách động tùy ý.
Từ cảnh quan tự nhiên, động Kính Chủ được tạo thành chùa trong động. Chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ Minh Không thiền sư, Lý Thần Tông, Huyền Quang tôn giả. Ngoài bia đá khắc vào vách động, còn có nhiều tượng tạc bằng đá, mô tả những sự kiện điển hình trong kinh Phật.

Diễm Nguyệt

Tin đọc thêm

Theo www.baomoi.com

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Ngac nhien anh huan luyen nu ve si khac nghiet

Kinh Doanh, Be Trap | quang cao web | quang ba web | cong ty lam seo | cong ty seo | pornhub |

Tiin.vn - Để trở thành những cô nàng vệ sĩ mạnh mẽ như trên màn ảnh, họ phải trải qua một khóa huấn luyện cực nghiêm khắc và khó khăn!

Một khóa huấn luyện cho các nữ vệ sĩ đã được tổ chức ở đảo Hải Nam, Trung Quốc. Thoạt nhìn, bạn sẽ tưởng rằng các mỹ nữ của chúng ta đang sẵn sàng cho một chuyến du lịch. Tuy nhiên, các cô nàng đã phải trải qua kỳ huấn luyện "sống còn" để giành một khóa huấn luyện dài 8-10 tháng tiếp nữa cho những học viên xuất sắc nhất.

Các mỹ nữ chuẩn bị "xuất trận"

Màn khởi động hết sức "nhẹ nhàng"

Hình ảnh giống như các thiếu nữ đang nô đùa trên bãi biển vậy!

Huấn luyện viên không hề nể nang gì các người đẹp đâu

Các cô gái phải vác cây chạy như trong quân ngũ

Tập lặn

Và bị tạt nước lên đầu nếu biểu hiện kém cỏi

Những hình phạt không hề "thương hoa tiếc ngọc"

Theo Tiin Moonie/Dân tin


Theo www.baomoi.com

Buc xuc, buc minh, mat niem tin khi di du lich Vung Tau bi chat chem

tai nghe | tải office 2010 miễn phí | tải office 2010 | tải office 2007 miễn phí | tai phan mem microsoft office 2007 | tải office 2003 |

Rất nhiều khách du lịch đã dính bẫy các quán ăn "chặt chém" khi đến TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Chúng tôi đã thâm nhập các quán và tận mắt chứng kiến "công nghệ chặt chém" khách với đủ các chiêu thức.
Sáng 2/2 vừa qua, ba người khách gồm hai nam, một nữ từ TP.HCM được một "cò" dẫn đến quán ăn Như Ý (306 Phan Chu Trinh, P.2). Một người đàn ông tên Đức đon đả chạy ra để nhận "order" của khách. Khách gọi hai đĩa cơm sườn, một đĩa cơm chiên Dương Châu.

Quán Như Ý trên đường Phan Chu Trinh, P.2, TP Vũng Tàu - Ảnh: N.Khải.
Ông Đức mồi chài: "Quán em bán đồ hải sản tươi sống thôi. Ăn cơm thì gọi lẩu ăn kèm" và gợi ý: "Anh chị gọi mấy lạng tôm sú loại nhỏ và cái lẩu nhỏ nha? Có nghêu, ốc hương, ghẹ đều hàng tươi sống hết, chỉ mấy trăm nghìn đồng thôi". Khoảng một giờ sau, ba người khách này trố mắt nhìn khi hóa đơn tính tiền là 3.099.000 đồng.
Cân đểu, nâng khống hóa đơn
Lúc này ông Đức đã đi khỏi đây, một thực khách nữ thắc mắc: "Sao lúc nãy ông kia nói làm tôm nhỏ, ghẹ chỉ mấy lạng? Sao giờ ghẹ tính 1,6kg, tôm gần 1kg? Lẩu nhỏ kiểu gì mà hơn 800.000 đồng?". Đáp lại chỉ có câu trả lời quanh co của người quản lý, ba người khách thẫn thờ đành trả tiền rồi bỏ đi.
Ông Văn, đầu bếp quán Như Ý, nhận xét: "Thằng Đức "order" đúng là sát thủ gọi món ở Vũng Tàu này mà". Ông Văn cho biết những đối tượng mà ông Đức "nặng tay" nhất là khách nước ngoài rồi mới đến khách từ TP.HCM.
Những ngày thâm nhập tìm hiểu tại quán ăn Như Ý, chúng tôi phát hiện quán sử dụng tới ba chiếc cân để cân hải sản. Dưới bếp đặt hai cái, một loại 12kg để cân hàng nhập về, một cái loại 5kg dùng để cân hải sản lúc lên thớt (đầu bếp sử dụng). Cái còn lại loại 12kg đặt gần bể chứa hải sản tươi sống để cân cho khách khi có nhu cầu.
Trong đó chỉ có hai cân dưới bếp là chính xác, còn cân loại 12kg đặt dưới bể chứa hải sản mỗi lần cân trọng lượng "ảo" sẽ tăng xấp xỉ 300g.

Trưa 5/2, bà Hương - chủ quán - bắt từ trong bể chứa hải sản hai con tôm tích rồi lấy cân đặt dưới bể chứa ra cân, nói với khách: "Em ơi, bảy lạng rưỡi (nhưng thực chất chỉ bốn lạng rưỡi - PV). Giá một ký tôm tích trong bảng giá quán Như Ý là 1.300.000 đồng. Như vậy, khách sẽ trả 975.000 đồng cho hai con tôm tích và bị móc túi tới 390.000 đồng. Ông Văn thủng thẳng: "Người nào khó tính thì mình cân cho họ tin. Nhưng kiểu nào cũng không thoát được".

Trưa 6/2, một cặp vợ chồng từ TP.HCM ghé vào quán Như Ý. Người phụ nữ gọi một đĩa tôm sú nhỏ, ông Linh - người lấy thực phẩm - vớt trong thau sáu con tôm sú lên cân nhưng khi bà Hương xuống bếp không cần nhìn vào bàn cân, lấy bút kê vào phiếu gọi món ăn là 600g tôm sú (thực tế thấp hơn).
Độ 10 phút sau, khi tôm được rim chín, bà Trinh - người quản lý - nhìn phiếu rồi kê vào hóa đơn: tôm sú lớn 6 con 900g, giá 675.000 đồng, xem như nâng khống thêm 300g.
Cầm tờ hóa đơn tính tiền, đôi vợ chồng không giấu nổi bực tức. "Lúc nãy nói làm đĩa tôm nhỏ rim, tô canh cá mú rẻ nhất mà giờ tính tiền thế này?" - người vợ nói. Bà Trinh trả lời: "Tôm rim bà thường ăn là tôm nuôi. Quán này bán tôm biển giá nó khác". Hai người khách lắc đầu, rút tiền trả và gói tôm thừa mang đi.

Hóa đơn các món ăn với giá trên trời 3.042.000 đồng tại quán Như Ý vào tối 4/2,
bên cạnh là tờ rơi dụ khách với mức giá rất mềm - Ảnh: N.Khải.

Cầm đồ để có tiền trả quán

Quán Hưng Phát 2 (189 Hoàng Hoa Thám, P.Thắng Tam) có cách "chặt chém" êm hơn, thủ thuật của bà Hòa - order của quán - là quảng cáo món lẩu thập cẩm, lẩu Thái với giá trên 100.000 đồng để dụ khách chọn, nhưng lẩu bưng lên sẽ kèm theo một đĩa hải sản được tính tiền riêng. Khách ăn xong mới tá hỏa khi kêu một cái lẩu chỉ có giá trên 100.000 đồng nay thành vài triệu đồng.

Chiều 7-2, một "cò" dắt mối quán ăn bằng xe máy dẫn gia đình anh Phan Đức Tiến (ngụ P.Phước Long B, Q.9, TP.HCM) vào quán Hưng Phát 2 ăn trưa. Lúc này, bà Hòa đon đả ra ghi thực đơn và không quên mời khách ăn món lẩu. Nhân viên quán bưng lên một nồi lẩu tôm sú có bốn con kèm theo một đĩa mực tươi. Sau bữa ăn, anh Tiến té ngửa khi hóa đơn tính tiền là 1,2 triệu đồng.
Thấy khách phản ứng dữ dội, một nhân viên nam của quán ăn mở nhạc to hết cỡ để át tiếng cãi nhau. Khách vừa đi khỏi, bà Hòa cười ruồi: "Chửi chán cũng phải trả tiền thôi".

Té ngửa vì bị "chặt chém", nhiều thực khách không thể đủ tiền trả cho quán, phải cầm cố tài sản để có tiền thanh toán. 13g ngày 5-2, nhóm bốn người bạn học chung ở Trường THPT Hiệp Bình (Q.Thủ Đức, TP.HCM) mang 1,5 triệu đồng vào quán Như Ý ăn trưa. Nhưng khi tính tiền cả nhóm té ngửa với hóa đơn lên tới 2.860.000 đồng. Phương, một người trong nhóm, phải theo một nhân viên giữ xe của quán đến một tiệm cầm đồ cầm hai điện thoại lấy 1,3 triệu đồng để thanh toán.

Đội ngũ "cò" giúp sức

Giúp sức để chủ quán "chặt chém" du khách là lực lượng "cò" mồi chài quán ăn rất đông đảo. Từ "cò" chạy xe máy đến "cò" chạy taxi dùng đủ mánh để chèo kéo khi các quán ăn sẵn sàng chơi đẹp bằng hoa hồng 20-30% số tiền móc túi khách cho "cò". Dọc đường Thùy Vân, Hoàng Hoa Thám... lực lượng "cò" đi xe máy lên đến hàng chục người. Bà Hai, quản lý quán Hưng Phát 2, khẳng định: "Mỗi ngày một "cò" có thể kiếm được trên 1 triệu đồng, những ngày nghỉ lễ, số tiền còn tăng hơn nữa".

"Cò" Liêm của quán Hưng Phát 2 cho biết công việc của các "cò" là cầm một xấp tờ rơi của quán ăn Hưng Phát 2, kèm theo giá cả các món ăn rồi dụ khách vào quán. Các món ăn trên tờ quảng cáo ghi giá khá mềm để khách không bị choáng. Khi khách chịu vào, nhân viên quán "gài" ăn những món sang như lẩu hải sản, lẩu cá, tôm...

Sáng 2/2, "cò" Phong bám theo một chiếc xe 12 chỗ, nhanh chóng vứt tờ giấy quảng cáo vào đầu xe cho tài xế. Ngay chiều hôm đó, tài xế đã chở nguyên cả đoàn gần mười người khách vào quán Hưng Phát 2. Công việc chỉ có bấy nhiêu nhưng tối hôm đó, ông Phong đến nhận tiền hoa hồng là 1.700.000 đồng. "Cò" Phong cười: "Có ngày tao kiếm được 4.000.000 đồng lận. Làm nghề này tuy bị khách chửi nhiều nhưng cũng sống khá".

Ngày 3/2, ngay sau khi báo chí đưa tin quán Hiệp Ký 1 (195B Hoàng Hoa Thám, P.Thắng Tam) "chặt chém" khách, giới "cò" quán ăn bàn luận rất sôi nổi. "Cò" Liêm phân bua: "Khách đi taxi lại có thêm người nước ngoài vô quán. Không bị "chặt chém" mới là chuyện lạ". Sau đó ít ngày, quán ăn Hiệp Ký 1 tạm thời đóng cửa. Nhóm "cò" khoảng 3-4 người từ quán ăn này đổ qua kéo khách cho quán Hưng Phát 2. "Cò" Lành từ quán Hiệp Ký 1 mới về "đầu quân" cho quán này nói: "Mấy ngày tết tui kiếm được hơn chục triệu đồng. Có ngày làm được gần 3 triệu lận".

Bà Hương, chủ quán Như Ý, cho biết sẵn sàng chi 20% cho "cò" chạy xe máy dẫn khách tới quán: "Nếu khách ăn 10 triệu đồng, cò sẽ được 2 triệu đồng". Còn các "cò" chạy taxi giới thiệu được nhiều khách dễ tính nên hoa hồng được hưởng cao hơn.

Những chiếc "máy chém" này luôn làm hãi hùng khách du lịch.

Tài xế taxi tiếp tay

Trong những ngày thâm nhập các quán ăn "chặt chém" tại TP Vũng Tàu, chúng tôi chứng kiến nhiều tài xế taxi móc nối với các quán ăn có tiếng "chặt chém" khách để ăn chia hoa hồng.

Chiều 10-2, tại ngã ba Hoàng Hoa Thám - Thùy Vân, một nhóm gồm năm tài xế taxi của Hãng Petro ngồi bàn nhau về việc đưa khách vào các quán Hưng Phát 2 và Như Ý (quán có tên trong danh sách "đen" được các cơ quan chức năng TP Vũng Tàu công bố trước đây).

Tài xế Nguyễn Văn Thương khoe: "Trưa nay mới dẫn sáu khách vào quán ăn Hưng Phát 2". Ông này giải thích rành rẽ: "Bình thường, xe chở khách vào quán ăn sẽ nhận tiền hoa hồng 30%, đưa khách vào khách sạn sẽ được 20% và chở vào bãi biển kiếm được 50%". Có ngày riêng thu nhập kiếm "thêm", ông ta đã bỏ túi gần 5 triệu đồng.

Thông thường sau khi thực khách thanh toán tiền hoặc cuối ngày, tài xế taxi sẽ quay lại để lấy hoa hồng.

Một tài xế taxi cho biết tùy đối tượng khách mà giới thiệu khách vào quán nào, nhưng đa số giới thiệu vào quán ăn Như Ý. 13g45 ngày 10-2, chúng tôi đón taxi Hãng Petro đậu trên đường Thùy Vân. Khi nghe khách cần đến một quán cơm bình dân, tài xế Vinh liền cho xe rẽ vào đường Phan Chu Trinh rồi dừng lại trước quán ăn gia đình Như Ý.

Ông Vinh nói: "Quán này cơm, lẩu, hải sản giá bình dân lắm. Mấy anh đi trên 15 người thì càng rẻ. Thấy không, quán ăn ngon, rẻ nên khách đông nghịt kìa". Thấy khách chưa vừa ý, ông Vinh mồi chài tiếp: "Giá rẻ lắm. Ăn càng đông càng rẻ, anh gọi nhóm bạn đầy đủ tới đây rồi tui gọi lên tổng đài đặt bàn".


Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Tour ghép Nha Trang - Đà Lạt - Mũi Né khởi hành từ Hà Nội

  Du lịch Hà Nội - Nha Trang - Mũi Né - Sài Gòn - Mekong  - Cao Đài  - Củ Chi (Tour ghép khách lẻ 11 ngày 10 đêm)

KHỞI HÀNH THỨ 4  HÀNG TUẦN

ÁP DỤNG TỪ 1/1/2012 - ĐẾN HẾT 31/12/2012 

NGÀY 01: HÀ NỘI – NHA TRANG – VINPEARL LAND (ĂN TỐI)

Sáng: Xe của Công ty du lịch Hà Nội đón quý khách tại điểm hẹn Vinpearl land(Nội thành Hà Nội) ra sân bay Nội Bài đáp chuyến bay vào Nha Trang.

Đến Sân Bay Cam Ranh, xe đón quý khách về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi.

14h00: xe đưa đoàn khởi hành xuống KDL Vinpearl Land  Hòn Ngọc Việt qua Khu Vui Chơi Giải Tríbằng Hệ thống cáp treo vượt biển dài nhất thế giới 3.320m tham gia các trò chơi cảm giác mạnh: phim ảo 3D - 4D, đu quay nhào lộn, tàu lượn siêu tốc, thú nhún, điện đụng... Khám phá Thế Giới Thuỷ Cungmuôn màu, Công Viên Nước hoành tráng và thưởng thức chương trình Nhạc nước Laser kỳ ảo… Về lại Thành phố biển.

Ăn tối tại nhà hàng. Tự do khám phá Nha Trang về đêm.

NGÀY 02: KHÁM PHÁ VỊNH NHA PHU (ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)

- Ăn sáng. Tham gia Chương trình vinh nha phuDu ngoạn Vịnh Nha Phu (ghép đoàn: xe + tàu).

- Hòn Thị: tham quan phong cảnh đảo, tiếp xúc Đà Điểu Châu Phi  đàn Hươu, Nai trong khu rừng tự nhiên.

- Khu DL Suối Hoa Lan (Hòn Hèo):

+ Tham quan suối Hoa Lan, động Phong Lan với hàng trăm loài Hoa Lan màu sắc rực rỡ.

+ Khám phá Mê Cung Trận Đồ, thưởng thức chương trình xiếc Voi, Gấu đặc sắc. Ngắm cảnh Hồ Nghinh Xuân, Thủy Tiên.

+ Đặc biệt quý khách sẽ tham gia dịch vụ cưỡi Đà Điểu, hoặc các trò chơi thể thao, giải trí trên biển: canô kéo dù, môtô nước...(phí tự túc).

+ Ăn trưa tại Nhà Hàng Hương Lan với các món hải đặc sản. Thư giãn và nghỉ ngơi.

- Đảo Khỉ (KDL sinh thái nổi tiếng ở Nha Trang):

+ Thưởng thức các chương trình xiếc thú: Khỉ, Chó, Dê.

+ Thân thiện với đàn khỉ tự nhiên. Và có thể thử sức qua trò chơi cảm giác mạnh đua xe thể thao F1(phí tự túc).

+ Tham quan các công trình nghệ thuật: vườn Mỹ Nhân Ngư, vườn Thiên Long, Tây Du Ký...

+ Về lại Nha Trang.

Ăn chiều. Tối tự do nghỉ ngơi.

NGÀY 03: KDL YANG BAY (ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)

- Ăn sáng. Khởi hành đi Yangbay. Trên đường đi Quý khách sẽ có dịp hòa mình vào thiên nhiên, ngắm cảnh đồng lúa, làng quê Khánh Hòa, làng dân tộc Raglay.

- Đoàn đến Công Viên Yangbay, xe điện đưa quý khách tham quan Khu bảo tồn gấu hoang dã và Khu trò chơi dân gian, tham gia các trò chơi dân gian với những phần quà đày hấp dẫn: bắn nỏ, đua heo (trò chơi trong lễ mừng lúa mới của người Raglay và được phát sóng trên chương trình chuyện lạ Việt Nam).

- Tham quan Mô hình nhà Cổ thế kỷ 17 – nơi trưng bày nhạc cụ dân tộc (Đàn Đá, đàn T’rưng, đàn Chapi, sáo tỏ tình Tacung...), thưởng thức Chương trình biểu diễn văn nghệ độc đáo, ấn tượng và quý khách có thể tham gia các điệu múa cùng các cô gái, chàng trai người Raglay.

- Ăn trưa tại Nhà hàng Đại ngàn với các món đặc sản núi rừng.

- Tham quan Thác Yang Bay và Thác Yang Khang, Hồ Không Đáy, mắt thần: Tự do ngắm cảnh, tắm thác, matxa nước... Nghỉ ngơi thư giãn bên bờ suối dưới những tán cây rừng, hoặc Quý khách có thể dạo chơi mua sắm đặc sản mật ong rừng, phấn hoa rừng, rượu cần, đồ thổ cẩm..

- Tham quan trại cá sấu với hàng trăm chú cá sấu lớn nhỏ, Quý khách sẽ được thưởng thức cảm giác Câu cá Sấu kiểu Úc. Mua sắm quà lưu niệm các sản phẩm từ cá sấu và Đà Điểu

- Xe đưa Quý khách về lại Nha Trang. Ăn tối tại nhà hàng.

Tự do khám phá Nha Trang về đêm.

NGÀY 04: CITY TOUR NHA TRANG – MŨI NÉ  (ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)

- Ăn sáng. Một vòng tham quan nha tho chanh toaThành Phố Biển Nha Trang với các danh thắng nổi tiếng:

- Tham quan Nhà Thờ Chánh Toà (được xây dựng từ thời Pháp với kiến trúc lộng lẫy).

- Viếng Long Sơn Tự (Trung tâm Phật giáo Khánh Hoà) cầu nguyện cho bình an, tài lộc và hạnh phúc.

- Tham quan Tháp Ponagar (Quần thể tháp Chăm cổ được xây dựng từ TK thứ 7), nơi thờ bà mẹ xứ sở Thiên Y A Na luôn cầu phúc cho các đôi lứa mãi thương yêu.

- Thưởng thức những cảm giác thật thư giãn và dễ chịu ở Khu Du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà (phí tự túc). Tự do tham quan và mua sắm Chợ Đầm (Trung tâm thương mại miền Trung).

- Trả phòng KS. Ăn trưa.

Xe đón quý khách khởi hành đi Mũi Né (Phan Thiết – Binh Thuận). 

Đến Mũi Né, Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi sau cuộc hành trình.  

Ăn tối tại khách sạn. Sau khi ăn tối, quý khách nghỉ ngơi hoặc tự do dạo chơi nghe tiếng thì thầm của biển cả ví như những con sóng đang thì thầm ..

NGÀY 05: MŨI NÉ   - THAM QUAN                                  (ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)

Ăn sáng, quý khách thăm quan tour ghép Đồi cát Mũi Né gồm các điểm tham quan sau:Suối tiên, làng Chài + đồi Cát Đỏ, đồi Cát Vàng

11h30: Về lại khách sạn ăn trưa. 

Chiều: Tự do nghỉ ngơi tắm biên. Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.

NGÀY 06: MŨI NÉ – TÀ CÚ – SÀI GÒN                      (ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)

Ăn sáng và trả phòng khách sạn, xe đưa quý khách thăm quan Khu Du lịch Tà Cú,

Đến Khu DL Tà Cú, tham quan khu du lịch và đi cáp treo tại núi Tà Cú. Tiếp tục tham quan Linh Sơn Trường Thọ tự nằm ở độ cao 649m với tượng phật Thích Ca nhập niết bàn dài 45m, một khung cảnh biển trời mây bao la hiện ra trước mắt du khách.

Ăn trưa tại nhà hàng. Sau bữa trưa, đoàn tiếp tục về Sài Gòn, Xe đưa quý khách nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. 

ăn tối và tự do khám phá Sài Gòn về đêm. Nghỉ đêm tại khách sạn.

NGÀY 07:  CAO ĐÀI – CỦ CHÍ (ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)

Ăn sáng, xe đón quý khách tại khách sạn khởi hành đi tỉnh Tây Ninh (cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km). Quý khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng Toà Thánh Tây Ninh, một quần thể kiến trúc độc đáo với sự kết hợp hài hoà giữa mỹ thuật Á Đông và phong cách phương Tây. Quý khách còn có thể tìm hiểu thêm về đạo Cao Đài, một tôn giáo riêng của địa phương và tham dự lễ cầu kinh lúc 12:00 trưa. 

Chiều: Quý khách khởi hành về Sài Gòn. Trên đường về, quý khách sẽ dừng lại tham quan địa đạo Củ Chi, một địa danh nổi tiếng của mảnh đất anh hùng này, xem những bộ phim tư liệu về chiến tranh du kích của người dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra, quý khách sẽ có dịp đi thăm bảo tàng vũ khí chiến tranh, đặc biệt là hệ thống địa đạo bao gồm những con đường ngoằn nghoèo dài khoảng 200km - một làng quê thu nhỏ dưới lòng đất trong suốt những năm chiến tranh.

Quý khách về tới thành phố Hồ Chí Minh, ăn tối tại nhà hàng. Nghỉ đêm tại khách sạn.

NGÀY 08:  SÀI GÒN - MỸ THO - BẾN TRE - CẦN THƠ ( ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)

Ăn sáng tại khách sạn, trả phòng, xe đón quý khách bắt đầu chuyến du lịch đi Mỹ Tho,cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km. Đến trưa, quý khách sẽ dừng chân và ăn trưa tại Cồn Phụng, một thắng cảnh trên sông thuộc tỉnh Bến Tre.
Sau khi nghỉ ngơi,Quý khách còn có dịp đến thăm lò mật ong bằng đò máy nhỏ để thưởng thức trái cây và nếm mật ong, lò làm kẹo dừa, đồng thời, quý khách còn được nghe nhạc tài tử cải lương, một nét văn hoá rất đặc trưng c
ủa Nam Bộ. Ngoài ra, quý khách còn được đi thăm lò làm kẹo dừa bằng thuyền máy để thấy quy trình làm kẹo của quê hương xứ dừa này. 

 

Buổi chiều, xe tiếp tục đưa qúy khách đến thành phố Cần Thơ.

Đến Cần Thơ, qúy khách làm thủ tục nhận phòng tại khách sạn nghỉ ngơi. ăn tối tại nhà hàng.

Buổi tối, quý khách được tự do mua sắm hoặc thả bộ tham quan thành phố Cần Thơ về đêm hoặc thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị miền Tây tại bến Ninh Kiều.

 

 NGÀY 09:  CẦN THƠ - CÁI RĂNG - SÀI GÒN  ( ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)

Ăn sáng, tra phòng khách sạn, Qúy khách sẽ đi bằng đò máy để tham quan chợ nổi Cái Răng, một trong những khu chợ nổi lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi tập trung mua bán trái  cây và nông thổ sản trong vùng. Đồng thời, qúy khách sẽ có dịp dạo qua thăm các khu vườn trái cây, lò bún, lò hủ tiếu và tận hưởng không khí trong lành của phong cảnh làng quê Việt Nam. Tại đây, qúy khách còn được thưởng thức hương vị trái cây Nam Bộ. ăn trưa. 

Chiều: Xe đưa quý khách trờ lại Sài Gòn.

Về đến Sài Gòn, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi, ăn tối.

Tồi: tự do khám phá Sài Gòn về đêm. Nghỉ đêm tại khách sạn. 

 

 NGÀY 10:  THAM QUAN HỒ CHÍ MINH  (ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)

Sau bữa sáng, quý khách khởi hành tham quan Sài Gòn. Xe đưa quý khách tới phố Tàu -cảm nhận nhịp sống sôi động của người dân thành phố. Thăm quan Chợ Bình Tây  chùa Thiên Hậu. Quý khách tiếp tục thăm quan Bảo Tàng chứng tích chiến tranh trước khi về lại khách sạn dùng bữa trưa.

Chiều: Đoàn ghé thăm Dinh Thống Nhất - nơi làm việc của chính quyền miền Nam Việt Nam cho đến khi kết thúc chiến tranh. Tiếp tục thăm quan một số công trình kiến trúc của Pháp: Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện trung tâm thành phố. Sau khi thăm Tòa Thị chính quý khách tự do dạo chơi và mua sắm tại chợ Bến Thành. 

Xe đưa đoàn trở về khách sạn. Quý khách tự do thưởng thức ẩm thực và thăm quan Sài Gòn về đêm. Nghỉ đêm tại khách sạn. Nghỉ đêm tại khách sạn. 
 

 NGÀY 11:  HỒ CHÍ MINH – HÀ NỘI (ĂN SÁNG)

Sau bữa ăn sáng, Quý khách tự do dạo chơi, mua sắm tại chợ Bến Thành, thăm quan thành phố. 

Xe đón quý khách ra sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục đáp chuyến bay về Hà Nội. Đến sân bay Nội Bài, Xe đón quý khách về điểm hẹn. Kết thúc chương trình tham quan. 

(Theo quy định giờ trả phòng của khách sạn là 12h00.Nếu quý khách bay chuyến chiều hoặc tối thì gửi  đồ tại lễ tân khách sạn và tự do mua sắm dạo chơi cho đến giờ ra sân bay hoặc trả phí trả phòng muộn).  

Giá Tour: VND/01 khách (Áp dụng cho khách ghép đoàn)

   Dịch vụ                          
Khách Việt Nam/VK Khách Quốc Tế     Phụ thu phòng đơn (nếu có) 
 Khách sạn 2 sao   
10.500.000 vnd
11.100.000 vnd
5.300.000 vnd
Khách sạn 3 sao 11.700.000 vnd
12.100.000 vnd
6.500.000 vnd

 

Bao gồm :

Xe  đón tiễn sân bay + xe theo hành trình tham quan. 

• Ngủ phòng đôi KS 2 sao - 3 sao tiện nghi, trung tâm thành phố (phòng 02 khách - trường hợp lẻ nam, nữ: ngủ phòng ba).

Tại Nha Trang: KS 2 sao: Thiên Tân, Sea View, Bảo Đại…(hoặc tương đương).

              KS 3 sao: Angella, The Summer, Resort Bảo Đại…(hoặc tương đương).

Tại Mũi Né: KS 2 - 3 sao: Tiến Đạt Resort …(hoặc tương đương).

• Ăn các bữa theo chương trình: Điểm tâm tại KS + Ăn trưa & tối tại nhà hàng.

• Vé tham quan các điểm.

• Hướng dẫn viên tiếng Việt (tiếng Anh) phục vụ tận tình.

• Nước suối (01 chai 0,5l/khách/ngày).

• Bảo hiểm du lịch.

• Thẻ trọn gói Vinpearl (Vé cáp treo + các trò chơi tại Vinpearl): 400.000 vnd/khách

Không bao gồm:

Chi phí cá nhân, thức uống tự gọi trong bữa ăn & tham quan vận chuyển ngoài chương trình.

• Hóa đơn VAT

• Các bữa ăn ngoài chương trình.

• Vé máy bay khứ hồi: HN - Nha Trang // Sài Gòn  - Hà Nội

Ghi chú:

Trẻ em 1 - 3 tuổi: miễn phí (ăn + ngủ chung bố mẹ); phí phát sinh: ăn sáng ... bố mẹ thanh toán.

• Trẻ em 4 - 9 tuổi: tính ½ suất (ăn suất riêng và ngủ chung với bố mẹ).

• 10 tuổi trở lên: tính như người lớn. Chính sách vé máy bay: Theo quy định của Hãng hàng không

• Trẻ em dưới 2 tuổi: 10% giá vé máy bay công bố

• Trẻ em từ 2 – dưới 12 tuổi: 75% giá vé máy bay công bố

• Từ 12 tuổi trở lên tính như người lớn.

Giá tour có thể thay đổi tùy vào thời điểm khởi hành của quý khách!