Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Tro ve

Lap nghiep | cong ty seo | download auslogic internet optimizer | pornhub | download cheat engine 6.1 | redtube |

Về tới phi trường đã nửa đêm, về tới nhà cũng khoảng hai giờ sáng. Mai tắm rồi leo lên sân thượng. Tiếng chuông chùa vang lên khi Mai đang ngóc đầu nhìn trời tìm kiếm những vì sao.

Lắng nghe, Mai dần nhận ra tiếng gõ mõ đều đặn và tiếng tụng kinh trầm bổng. Ngày bắt đầu. Tiếng xe gắn máy nổ bịch bịch. Tiếng gà gáy ò ó o... o. Tiếng lục cục lạch cạch của xe hủ tiếu, tiếng chổi quét sàn xi măng lạt sạt, tiếng ho khạc, tiếng trẻ con khóc, tiếng người nói lao xao. Mai nhắm mắt hít thở sâu. Chẳng phải đây là bản giao hưởng của xóm cũ đã vọng vào những giấc ngủ chập chờn dạo gần đây của Mai? Trở về, Mai đã tưởng tượng xóm cũ thay đổi tựa bãi biển hóa nương dâu trong mấy chục năm qua. Nhìn bề ngoài có vẻ như vậy: Tất cả những nhà lụp xụp tạm bợ đều đã xây lại bằng gạch và được cơi lên một, hai, ba, bốn tầng, cái lớn cái nhỏ, lô xô, lêu khêu.

Hẳn nhiên cái đài phát thanh của xóm vẫn còn đặt tại quán cà phê ngã ba ngõ "12 suyệt", nhưng tin nóng sáng nay không phải là sự trở về của Mai. Mọi người đã biết Mai sẽ về đây từ khi Trúc cho sửa sang căn gác (gắn máy lạnh).


Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Có gì mà um sùm, bây giờ nhà nào trong xóm chẳng có thân nhân là Việt kiều?

Tin nóng sáng nay là một đứa bé gái khoảng sáu, bảy tháng tuổi bị bỏ trước cửa chùa. Đứa bé nằm trong nôi nhựa. Chiếc nôi có lẽ đã được đặt trước cửa chùa vài phút trước khi ni cô nhỏ thức dậy thỉnh chuông.

Mai hỏi: "Chùa nào?". Người lối xóm nói: "Ủa, không biết sao? Chùa trước ở ven kênh Tàu Hũ, bị giải tỏa khi xây đại lộ Đông Tây, mấy ni cô vô xóm mua lại nhà bà Mười xây thành chùa. Xóm này có mỗi cái chùa đó". Mai đi lên dốc Quán. Dễ nhận ra chùa nhờ màu vàng sơn cổng và tường. Ngoài màu vàng đặc trưng đó, tòa nhà trông giống như phần lớn những nhà khác trong hẻm. Mai nhìn qua cái ô vuông gần ổ khóa của cánh cổng, thấy sau cổng chừng một thước là cửa chính để mở, giữa nhà là bàn thờ Phật, nhấp nháy đèn nhang. Không thấy bóng người.

Bản tin chiều ở quán cà phê có thêm chi tiết: Hình như người mẹ đứa bé có trở lại, đứng ngoài cổng nhìn vào một thoáng rồi bỏ đi. Mai bật cười, nói với Trúc: "Mắt mũi thiên hạ nhìn chị không biết là đàn bà mãn kinh rồi sao?". Trúc không cười: "Cả ngày nay có hàng trăm người đi ngang chùa đứng lại dòm qua ô vuông trên cánh cổng vàng, chứ đâu phải một mình chị".

***

Buổi tối, Mai đến thăm bà Năm Thảo gặp lúc một ni cô nhỏ thó bưng cái nôi sang hỏi dì Năm làm sao cho em bé ngủ. Từ sáng đến giờ, nó cứ mở mắt thao láo. Đã cho nó uống sữa, cả chục lần rồi, cứ thấy nó ngọ nguậy là pha sữa cho nó uống. Nghe tin chùa có em bé bị bỏ rơi, bá tánh cúng sữa đặc, sữa bột, sữa tươi. Họ cho cả mấy bao tã giấy. Ni cô nhỏ tập thay tã đã quen. Buổi sáng, chùa đã trình báo với phường, họ bảo đem em bé vô nhà nuôi trẻ mồ côi. Người trong xóm bàn ra bàn vô. Chùa chưa có quyết định dứt khoát.

Có thể rồi một trong những giải pháp người ta đang bàn tán sẽ tự động xảy ra, tùy duyên phận đứa bé. Một là chùa nuôi nó. Trong chùa hình như có năm bảy ni cô, có hai ba ni cô rất già, hai ba ni cô hơi già và hai ba ni cô chưa già lắm, họ chỉ làm mỗi một việc tụng kinh và hầu như ở riết trong chùa, chỉ có một ni cô nhỏ nhỏ người (nhưng cũng lớn lớn tuổi) thỉnh thoảng ra ngoài đi chợ và giao thiệp với hàng xóm. Chính ni cô này lượm đứa bé ở cổng chùa. Hoặc là người mẹ sẽ quay trở lại đón con mình về. Người ta có thể nổi cơn lên làm một việc nhẫn tâm gì đó, rồi sau hối hận muốn quay ngược lại. Giải pháp thứ ba là trong đám thiện nam tín nữ có người muốn nuôi con sẽ nhận đứa bé về nhà mình. Đứa bé xinh xắn khỏe mạnh và có vẻ dễ nuôi. Cuối cùng là gửi đứa bé cho bà Năm Thảo chuyên giữ trẻ mướn.

Ngày xưa, trước nhà bà Năm có một cây trứng cá, mặt đất dưới tán cây bằng phẳng êm mát và được rào lại. Chỗ đó là sân chơi đẹp nhứt xóm. Luôn có năm bảy đứa con nít nhảy lò cò, nhảy dây, đánh đũa, tạt lon hay trèo cây trứng cá hái trái ăn hoặc leo lên đó ngóng trông cha mẹ chúng đến. Hồi đó, bà Năm khoảng bốn chục tuổi, trắng, mập, tóc đen dài rậm bới thành một bánh lèo to trên đỉnh đầu. Bà nấu cơm tháng và nuôi trẻ con người ta gửi, dạy bọn trẻ kêu mình là dì. Hồi đó còn chiến tranh, loạn lạc, có người đem con đến gửi dì, rồi biến mất luôn.

Có người chỉ mất dạng năm ba tháng rồi xuất hiện, gào khóc chửi bới dì đã đem con họ giao cho cô nhi viện. Dì không cắn rứt lương tâm gì cả. Dì giữ trẻ con để kiếm sống, cha mẹ chúng không góp tiền thì cả dì lẫn bọn trẻ đói nhăn răng. Có đứa trẻ được gửi dì giữ từ sáng đến chiều rồi cha mẹ rước về, có đứa ăn ở luôn tại nhà dì, cha hay mẹ nó đóng tiền hằng tháng. Có đứa ở với dì ba bảy tháng, có đứa ở năm bảy năm. Hồi mẹ mất, cha của Mai cũng đem hai chị em Mai, Trúc gửi dì nuôi một thời gian. Vì vậy, khi về xóm cũ, Mai đến thăm dì.

Dì ngồi xe lăn, thân hình choắt cheo, da mặt nhăn nhúm. Cây trứng cá đã được cây sa kê thay chỗ. Dì nghe nói uống trà nấu bằng lá sa kê trị được bệnh già. Nhà dì vẫn là nơi nuôi giữ trẻ, nhưng do Xuân và Tuyết đảm nhiệm. Không phải nhà trẻ chính thức, không giấy phép, nhưng chính quyền địa phương làm lơ. Dì thuộc diện gia đình "già, neo đơn". Trong hộ khẩu chính thức chỉ có tên một người. Xuân và Tuyết thuộc diện "tạm trú" mặc dù hai người đã ở trong nhà dì từ nhỏ. Lúc Sài Gòn giải phóng, mẹ của hai chị em sinh đôi này đến đóng một cục tiền "lương" một năm, rồi mất tích luôn.

Dì không có giấy khai sinh của Xuân và Tuyết, chỉ giữ một cuốn sổ ghi rằng đã mua sắm những gì cho hai chị em, giá bao nhiêu, cuối tháng cộng hết các chi phí bao nhiêu, trừ đi bao nhiêu, còn lại bao nhiêu... trong khoản "lương" trả trước một năm. Phần còn lại của cuốn sổ cũng tiếp tục ghi như vậy, chỉ khác phần ghi cuối tháng là "cộng nợ thành..." bao nhiêu tiền, với ghi chú tương đương mấy chỉ vàng rồi mấy lượng vàng. Hết cuốn sổ, dì thôi ghi.

Xuân và Tuyết từ nhỏ sống trong tâm trạng chờ đợi người mẹ ruột biệt tăm và mặc cảm nợ nần dì. Không hộ khẩu, không đi học, không giấy tờ tùy thân, không nghề nghiệp, hai chị em quẩn quanh bên dì, dì sai gì làm nấy, dì bảo sao nghe vậy. Mấy năm đầu hòa bình không biết làm gì khác để sống, dì vẫn làm nghề cũ, giữ trẻ "chui". Rồi "bán công khai". Bây giờ thì kể như công khai mà không chính thức. Mấy chục năm nay hầu như dì chỉ làm công việc "quản lý", còn Xuân và Tuyết làm tất cả việc nhà lẫn việc giữ trẻ.

Mai hỏi: "Dì nhớ con không? Mai, chị của Trúc nè". Dì gật đầu: "Nhắc thì nhớ". Xuân nói: "Dì bây giờ lúc nhớ lúc quên. Tám mươi mấy tuổi rồi". Mai có vẻ giật mình: "Tám mươi mấy hả?". Xuân cười: "Thì tụi em cũng trên bốn mươi cái xuân tòe loe rồi". Mai nhìn Xuân rồi nhìn Tuyết: "Hai người vẫn ở vậy à?". Xuân cười cười: "Tới giờ còn như vầy thì chắc ở vậy luôn". Tuyết bồng đứa bé ra khỏi nôi, nựng nịu: "Chị Mai nhận làm con nuôi đi". Tôi hỏi: "Sao Tuyết không nuôi?". Tuyết ngần ngừ rồi ngước nhìn dì.

Xuân và Tuyết có lẽ cỡ tuổi đứa bé ấy khi được mẹ đưa đến gửi dì. Lúc đó, nhà dì có một chục đứa trẻ từ vài tháng đến mười mấy tuổi. Dì giao đứa nhỏ cho đứa lớn giữ. Mai đã đủ lớn để trèo cây trứng cá nhưng phải giữ Xuân và Tuyết. Hai đứa nó nằm đâu đít nhau trên một chiếc võng, Mai vừa đưa võng vừa ngủ gà ngủ gật. Được vài tháng, cha Mai tục huyền, mẹ kế lãnh việc chăm sóc chị em Mai. Mai không ưa mẹ kế, bỏ về nhà ngoại. Thoắt đó mà đã mấy chục năm. Xuân và Tuyết không thể "nhớ" Mai nhưng "biết" vì thỉnh thoảng dì kể rằng hồi tụi nó chưa biết đi, Mai là người bồng ẵm và đút cháo. Mai hơi buồn cười về câu chuyện đó nhưng nhận thấy cả Xuân và Tuyết đều cảm động. Hai người ấy đã mặc nhiên coi Mai như chị, mừng ra mặt khi gặp Mai.

***

Suốt đêm mưa rỉ rả, Mai tắt máy lạnh, mở cửa sổ để nghe tiếng mưa rơi và hít thở không khí ướt rượt hơi nước. Tiếng mưa át hết những âm thanh khác hoặc mưa làm ngưng hay giảm bớt hoạt động của dân trong xóm. Mai lắng dần lòng mình trong tiếng mưa. Có lẽ cuối cùng mình đã có một quyết định đúng. Nhưng buồn cười. Vùng vẫy, bứt phá, ngang dọc, ngược xuôi, tự do và khao khát thế giới rộng lớn. Đâu ngờ chính trên căn gác hẹp trong hẻm nhỏ này mình tìm được cảm giác bình yên.

Bữa ăn sáng chủ nhật trong căn bếp nhỏ lẽ ra là một hạnh phúc. Trúc không đi làm, ở nhà nấu món bánh canh cua. Mai phụ em, vừa lặt rau vừa hỏi chuyện nọ chuyện kia. Toàn chuyện hàng xóm. Sẵn chuyện đứa bé ở cổng chùa, hai chị em nói lòng vòng những người có liên quan. Mai nói: "Có thể trong những người hôm qua đi ngang chùa dòm vô có người mẹ của đứa bé. Đã mang nó trong bụng chín tháng, đã nuôi nấng nó được nửa năm, mà phải vứt đi, hoàn cảnh chắc là éo le lắm". Trúc đang bằm ớt: "Hoàn cảnh gì. Tùy người. Người vầy, người khác. Người thì hoàn cảnh thế nào cũng ráng, sống chết sướng khổ gì cũng chịu. Người thì vứt cái một! Muốn là đập đổ, ra đi, cắt đứt, vứt bỏ... thản nhiên. Bất kể số phận người khác".

Mai kể cho em nghe chuyện gặp ni cô và đứa bé ở nhà dì Năm Thảo: "Thấy Tuyết cưng con nít mà không dám nuôi, sợ dì không cho. Không hiểu sao Xuân và Tuyết sợ dì như vậy. Dì đâu có quyền gì đối với cuộc đời của hai người? Vả lại bây giờ dì ngồi một chỗ, đầu óc lú lẫn, sao hai người vẫn phụ thuộc dì? Hai người cũng đã lớn, còn đợi đến bao giờ nữa mới sống cuộc đời mình?". Trúc xả nước vô chậu rửa chén, liệng vô chậu những tô dĩa dao thớt dùng làm bếp nãy giờ. "Người ta ai cũng sống cuộc đời của mình. Xuân và Tuyết không phụ thuộc dì, thực tế là mấy chục năm nay họ nuôi nấng, chăm sóc dì. Họ không sợ dì cấm cản hay chửi mắng. Họ sợ làm tổn thương dì. Ba người họ là một gia đình, người này muốn làm gì phải nghĩ đến những người còn lại".

Mai không nói gì nữa. Điều Trúc vừa nói ra, "ba người họ là một gia đình", hơi bất ngờ đối với Mai. Trúc lau dọn bàn ăn nãy giờ dùng như bàn bếp. Rồi bày biện hoa trái ở giữa bàn, cùng mấy dĩa chanh, ớt, tương, mắm... nói tiếp: "Chị nói chuyện gì nghe cũng dễ. Chị chưa từng nuôi một người già bị lẫn, không đi đứng được, không tự lo chuyện vệ sinh ăn uống, ngày ngủ gà ngủ gật, đêm thức kể lể chuyện năm bảy chục năm xưa, khi thì hờn dỗi, tủi thân, khi thì giận dữ điên khùng. Chị cũng chưa từng nuôi con nít bao giờ. Con nít được bồng ẵm nựng nịu, được thương yêu chăm sóc, khác với con nít được cho ăn uống rồi để nằm đó". Mai cố nhìn vào mắt em, để hiểu đúng điều Trúc đang nói. Trúc đã vất vả với những năm tháng cuối cùng của cha. Lại phải nuôi con một mình. Những lúc đó Mai ở đâu? Những lúc đó Trúc có ước gì chị mình ở bên cạnh?

Nhiều khi, rất nhiều khi, trên những nẻo đường bôn ba, ở nơi hoàn toàn xa lạ, Mai lặn xuống đáy nỗi cô đơn như một chỗ ẩn trốn. Khi ấy, Mai cố nghĩ đến một người mình yêu thương. Từng giai đoạn khác nhau, Mai đã nghĩ đến những người đàn ông khác nhau trong đời mình. Ký ức về họ, dù lãng mạn, dù sâu đậm thế nào cũng chỉ khiến Mai thêm cô đơn, thêm quay quắt. Những năm sau này, có lẽ "lửa lòng đã tắt", ký ức về những người yêu cũ không còn khơi dậy cảm xúc mạnh nữa. Nỗi cô đơn đã trở nên thân thuộc, hoặc chịu đựng được, Mai lại hay nghĩ đến Trúc. Nói cho cùng, đó là em gái mình, là người thân yêu duy nhứt mình còn lại trên cõi đời này.

Nhưng ký ức về Trúc là một trang vở bị ngấm nước mưa nhòe nhoẹt hết nét mực, không còn đọc được mấy chữ nữa. Trong mơ, Mai thường thấy em mình còn nhỏ xíu, ngồi bên lề đường khóc một mình. Trong mơ, hai chị em vẫn còn mãi ở cái tuổi mà mẹ vừa mất. Hai chị em đi lơ ngơ, rồi Mai lạc mất em, đi tìm, đi tìm hoài... Mỗi lần tỉnh giấc, Mai nghe lòng đau nhói tự hỏi Trúc có những ác mộng tương tự không? Chẳng hạn đi theo chị rồi bỗng dưng chị bỏ mình đi mất, mình đứng ở chỗ không là đâu hết, khản giọng kêu chị ơi? Số phận sao cắc cớ, chỉ có hai chị em, mà đường đời sớm tách biệt, mỗi người một nẻo, càng lúc càng lạc nhau. Giờ đây, ngồi đối diện với Trúc qua chiếc bàn ăn trong ngôi nhà tuổi thơ của hai chị em, cảm giác hớt hải băng chạy tìm kiếm hình như còn vương đâu đó như sương la đà.


***

Mấy ngày giáp Tết trước cổng chùa đông nghẹt người. Họ đứng sắp hàng sát rạt từ sớm tinh mơ, người sau ép ngực sát lưng người trước. Hẻm nhỏ càng thêm chật chội. Mai ngạc nhiên thấy Xuân và Tuyết lẫn trong đám người càng lúc càng đông ấy. Hai người đi tới đi lui, bảo người này ngồi xích qua, kêu người kia ngồi xuống, như giữ trật tự trong nhà trẻ của mình. Rồi ni cô nhỏ xuất hiện, lần lượt phát cho mỗi người một cái phiếu nhỏ. Khi ni cô phát hết phiếu, vẫn còn chục người chưa nhận được. Họ thất vọng ra mặt, không kiên nhẫn ngồi ở cuối hàng mà chạy lên nắm áo ni cô năn nỉ với vẻ thiểu não. Xuân hỏi: "Thiếu mấy phiếu?". Tuyết đếm đầu người: "... mười ba, mười bốn, còn ai chưa có phiếu nữa? Mười lăm. Hết nghen". Xuân móc túi mình lấy ra một nắm phiếu, không giống phiếu của ni cô, phát cho những người còn lại.

Thắc mắc của Mai được giải đáp nhanh chóng. Sau khi mọi người đều có phiếu, cổng chùa mở ra, người ta đi vào, đổi cái phiếu lấy một bao gạo nhỏ, loại năm ký đóng gói sẵn. Những người cầm phiếu do Xuân phát thì nhận được sáu chục ngàn đồng. Xuân nói với Mai: "Hôm rằm tháng bảy, có mấy người đến trễ không có phần, thấy tội quá. Dì Năm biểu tụi em kỳ này ráng bù vô". Ni cô nhỏ nói: " Người hảo tâm gửi gạo nhờ chùa phát, có bao nhiêu chùa phát bấy nhiêu, không đủ, chùa cũng không biết làm sao. Cám ơn cô Xuân, cô Tuyết". Tuyết cười: "Làm phước mà ơn gì". Ni cô đóng cổng chùa lại, Xuân và Tuyết đi về nhà. Dưới bóng cây sa kê, dì Năm ngồi trên xe lăn mỉm cười, nét mặt như trẻ thơ được quà. Xuân rủ Mai: "Tối nay đi chợ hoa". Giọng hớn hở như trẻ con được đi chơi.

Trúc còn phải làm việc hai ngày nữa mới bắt đầu nghỉ Tết nhưng chiều nào tan sở cũng đem về một hai thứ gì đó, chất đầy tủ lạnh, bày đầy cái bàn bếp, đặt cả dưới sàn, chân cầu thang. Mai lấy giọng hớn hở hỏi em: "Tối nay đi chợ hoa không?". Trúc mệt mỏi nói: "Em đặt rồi, mai họ đem hoa đến tận nhà. Vả lại, mai em còn đi làm". Mai sắp xếp các thứ trên bàn, đặt bớt xuống sàn nhà rồi lại bưng lên để trên bàn, chẳng biết làm gì. Trúc nói tiếp: "Chị thích thì đi với Xuân, Tuyết". Mai nói: "Sao chị em mình không thể vui vẻ như Xuân với Tuyết, cùng nhau đi đâu đó, làm chung việc gì đó, chia sẻ với nhau...". Tự nhiên nước mắt ứa ra. Mai bối rối quẹt đi rồi im lặng.

Im lặng rất lâu. Cao trào xúc cảm qua đi, Mai bình tĩnh lại, lặn từ từ xuống đáy cô đơn như thói quen. Hình như Trúc cũng đã vượt qua cơn sóng ngầm nào đó. Nhưng không bước lại gần chị, không ôm vai chị vỗ về, không tỏ một cử chỉ yêu thương, cũng không đổi giọng, Trúc nói: "Chị em mình là chị em mình, sao lại phải giống chị em người ta. Đâu có công thức chung trong tình cảm. Mỗi người một kiểu, sao chị lại so bì? Chị có biết từ ngày chị về nhà, em thấy lòng thanh thản lại và bây giờ em cảm thấy rất bình yên". Mai nhìn em, chỉ muốn lao đến ôm ghì em vào lòng. Nhưng Trúc đã quay lưng đi lên cầu thang.


Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét